Bất động sản “đóng băng”, những ngân hàng nào chịu tác động lớn?

04/07/2023 12:39

Vỡ nợ trái phiếu trong đó chủ yếu là trái phiếu bất động sản tiếp tục tăng, thị trường bất động sản kém thanh khoản. Đây tiếp tục là mối e ngại lớn với giới đầu tư.

Thống kê cập nhật của Finn Ratings cho thấy, lĩnh vực bất động sản có số lượng tổ chức phát hành vỡ nợ trái phiếu lớn nhất (56/98), tương ứng 396,3 nghìn tỷ đồng (tương đương 17 tỷ USD – 3,7% dư nợ cho vay của cả nước), chiếm 33,8% tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành.

Hiệu suất thu nhập của các nhà phát triển bất động sản đã giảm từ Q1/2022. Trong quý gần nhất, doanh thu thuần giảm giảm 45,7% so với cùng kỳ năm và thu nhập ròng giảm 70,5% so với cùng kỳ. Nhiều dự án BĐS còn vướng thủ tục pháp lý và thiếu vốn, khiến việc bán hàng bị trì hoãn. Ngoài ra, hầu hết nguồn cung trên thị trường được tạo thành từ các bất động sản cao cấp và khu nghỉ dưỡng, chiếm hơn 70% tổng số, càng gây khó khăn cho vấn đề thanh khoản.

Hệ quả gián tiếp của tình trạng này là các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân có tỷ lệ dư nợ tín dụng bất động sản (từ các khoản vay, trái phiếu) cao sẽ phải đối mặt với áp lực cao hơn so với phần còn lại.

Một số ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận cao nhưng tỷ trọng các khoản cho vay bất động sản lớn có thể bị ảnh hưởng, tác động đáng kể hơn đến chất lượng tài sản. Cùng chờ kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng để đánh giá mức độ tác động.

null

Dư nợ tín dụng bất động sản của các ngân hàng cho vay nhiều nhất (Nguồn Finn Ratings)

Yến Linh