Tuần hoàn máu kém ảnh hưởng đến não thế nào?

28/06/2024 17:21

Bệnh tuần hoàn máu kém không chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu mà còn gây ra nhiều triệu chứng bất thường, đặc biệt là đối với não bộ, nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.

Tuần hoàn máu kém là gì?

Tuần hoàn máu kém (hay suy giảm tuần hoàn) thường được lý giải là tình trạng rối loạn tuần hoàn do quá trình lưu thông máu bị gián đoạn. Đặc biệt, bệnh lý này có thể nảy sinh ở tất cả các bộ phận trên cơ thể. Trong đó, hiện tượng rối loạn tuần hoàn não thường gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và dễ xảy ra ở những người lớn tuổi.

Chớ chủ quan với tuần hoàn máu kém
Chớ chủ quan với tuần hoàn máu kém/ https://suckhoeviet.org.vn/.

Ai dễ bị tuần hoàn máu kém?

Người lớn tuổi thường có nguy cơ bị tuần hoàn máu kém cao hơn do các thành mạch máu thường bị xơ hóa và nhiều mảng xơ vữa được hình thành dẫn đến tắc mạch cũng như cản trở quá trình lưu thông máu.

Tuy nhiên, số lượng người trẻ tuổi mắc phải bệnh lý này cũng khá cao, phổ biến ở những người trẻ lười vận động, ít quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, không ngủ đủ giấc, không tập luyện thể thao. Đặc biệt, những người lao động trí óc thường xuyên đối diện với áp lực công việc, người hút thuốc thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể xuất phát do một số bệnh lý nền khác như béo phì, tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch.

Tuần hoàn máu kém ảnh hưởng đến não bộ thế nào?

Tuần hoàn máu kém có nguy cơ làm tổn thương tế bào não và thần kinh
Tuần hoàn máu kém có nguy cơ làm tổn thương tế bào não và thần kinh/ https://suckhoeviet.org.vn/.

TÌnh trạng tuần hoàn máu não kém sẽ làm giảm mức oxy và glucose cung cấp lên các mô não, làm tổn thương tế bào não và thần kinh. Tùy vào mức độ rối loạn tuần hoàn não mà bệnh nhân sẽ có biến chứng nhẹ hoặc nặng.

Thiếu máu lên não sẽ gây ra một số triệu chứng như rối loạn tiền đình, hoa mắt, suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, ù tai, suy giảm trí nhớ, lú lẫn, sa sút trí tuệ.

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra ở não là tai biến mạch máu não hay còn được gọi là đột quỵ não. Sự suy giảm ở tuần hoàn máu não được đánh giá là tình trạng nghiêm trọng nhất so với những cơ quan khác.

Một số giải pháp giúp tăng tuần hoàn máu

- Tập thể dục đều đặn: Vận động cơ thể thông qua việc tập thể dục đều đặn giúp kích thích tuần hoàn máu. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội đều có thể cải thiện tuần hoàn máu.

- Duy trì cân nặng và chế độ ăn uống lành mạnh: Đảm bảo cơ thể có cân nặng lý tưởng và duy trì chế độ ăn uống cân đối, giàu chất dinh dưỡng giúp cải thiện tuần hoàn máu.

- Uống đủ nước: Hãy uống đủ lượng nước hàng ngày để giữ cho cơ thể luôn được cung cấp đủ nước, giúp tăng cường tuần hoàn máu.

- Massage và yoga: Massage và yoga có thể giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

- Điều chỉnh tư thế làm việc: Đảm bảo ngồi, đứng và làm việc trong tư thế đúng cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu, đặc biệt là trong vùng cổ, vai và lưng.

- Quản lý thời gian hiệu quả: Xác định ưu tiên công việc, sắp xếp lịch làm việc hợp lý và đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi và giải trí để giữ tinh thần sảng khoái.

- Sử dụng thảo dược: Nên tìm sản phẩm cung cấp các dưỡng chất bổ não và cải thiện tuần hoàn, hạn chế tác dụng phụ so với thuốc Tây y. Điển hình trong kho tàng thảo dược có tác dụng vượt trội trong cải thiện và tăng tuần hoàn máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề về thiểu năng tuần hoàn não là tam thất, đan sâm.

Sản phẩm được chiết xuất từ tam thất, đan sâm, cùng nhiều dược liệu quý khác, dưới dạng viên nang nhỏ gọn, thúc đẩy tuần hoàn não
Sản phẩm được chiết xuất từ tam thất, đan sâm, cùng nhiều dược liệu quý khác, dưới dạng viên nang nhỏ gọn, thúc đẩy tuần hoàn não/ https://suckhoeviet.org.vn/.

Cây đan sâm còn được gọi là xích sâm, tử sâm, đơn sâm, huyết sâm, hồng căn… Đan sâm thường có mặt trong các phương thuốc hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện các vấn đề về thiểu năng tuần hoàn não. Theo Đông y, đan sâm có tác dụng hoạt huyết thông kinh, hóa ứ, chỉ thống (cắt cơn đau), dưỡng huyết, an thần.

Đối với tam thất, kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tam thất có khả năng bảo vệ tế bào não trong điều kiện thiếu máu, có thể ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế tổn thương ở vỏ não do thiếu huyết, từ đó giảm mức độ nghiêm trọng khi bị phù nề hoặc tụ huyết ở não.

Tả Thanh Thiên
Bạn đang đọc bài viết "Tuần hoàn máu kém ảnh hưởng đến não thế nào?" tại chuyên mục SỨC KHỎE.