Những nguyên nhân bị cứng khớp khi ngủ và cách khắc phục

23/12/2024 14:39

Cứng khớp khi ngủ dậy là hiện tượng không hiếm gặp, đặc biệt ở những người trung niên và cao tuổi. Tình trạng này có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động và làm giảm chất lượng cuộc sống nếu không được xử lý đúng cách. Nguyên nhân gây ra cứng khớp thường đa dạng và việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp khắc phục hiệu quả, từ đó bảo vệ sức khỏe xương khớp tốt hơn.

1. Nguyên nhân cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy

1 - Viêm đa khớp dạng thấp

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sưng và cứng khớp, đặc biệt ở các ngón tay. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 - 60, với các triệu chứng đặc trưng như đau nhức, sưng đỏ và nóng tại khớp, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Nếu không điều trị kịp thời, viêm đa khớp dạng thấp có thể dẫn đến biến dạng khớp, ngón tay sưng phồng, co quặp, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Những nguyên nhân bị cứng khớp khi ngủ và cách khắc phục
Viêm đa khớp dạng thấp dẫn đến cứng khớp ngón tay.

2 - Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là một nguyên nhân phổ biến gây đau và cứng khớp ngón tay, đặc biệt ở những người làm việc văn phòng hoặc bà nội trợ thường xuyên sử dụng tay và ngón tay trong thời gian dài. Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh giữa ở cổ tay bị chèn ép, gây tê, đau và cứng khớp. Để cải thiện, bạn nên tham khảo tập vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay, giúp giảm áp lực lên dây thần kinh và tăng cường chức năng cổ tay.

Những nguyên nhân bị cứng khớp khi ngủ và cách khắc phục
Hội chứng ống cổ tay có thể dẫn đến tê cứng ở các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón áp út.

3 - Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là nữ giới và những người thừa cân, béo phì. Khi sụn và mô dịch khớp bị thoái hóa, các chồi xương hình thành có thể chèn ép dây thần kinh, gây đau và cứng khớp ngón tay. Nghỉ ngơi và giảm vận động có thể giúp giảm triệu chứng nhưng việc điều trị lâu dài cần có sự phối hợp với bác sĩ.

Những nguyên nhân bị cứng khớp khi ngủ và cách khắc phục
Thoái hóa khớp thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là nữ giới, dẫn đến cứng khớp.

4 - Bệnh Gout

Gout thường xuất hiện khi lượng axit uric trong cơ thể tăng cao, không được đào thải, gây viêm khớp. Dù bệnh thường tập trung ở ngón chân, bàn chân và đầu gối, nhưng khớp ngón tay cũng có thể bị sưng cứng.

Những nguyên nhân bị cứng khớp khi ngủ và cách khắc phục
Bệnh Gout có thể làm sưng các khớp ngón tay, dẫn đến tê cứng.

5 - Bệnh Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp. Bệnh có thể dẫn đến viêm sưng, tê cứng khớp ngón tay và thậm chí gây co thắt mạch máu, còn gọi là hội chứng Raynaud. Trong trường hợp nghiêm trọng, các ngón tay, chân có thể bị tím tái do lưu thông máu kém.

Những nguyên nhân bị cứng khớp khi ngủ và cách khắc phục
Bệnh Lupus ban đỏ ở các khớp ngón tay.

6 - Hội chứng De Quervain

Hội chứng này liên quan đến tình trạng viêm bao gân dạng dài và duỗi ngắn ngón cái. Sự viêm nhiễm này ảnh hưởng đến các gân của ngón tay, dẫn đến đau nhức và cứng khớp ngón tay.

Những nguyên nhân bị cứng khớp khi ngủ và cách khắc phục
Hình ảnh mô phỏng viêm bao gân ngón cái.

7 - Thiếu hụt canxi

Phụ nữ sau khi mang thai và sinh nở hoặc những người có chế độ ăn uống thiếu canxi thường dễ bị tê cứng khớp ngón tay. Thiếu hụt canxi không chỉ ảnh hưởng đến khớp mà còn gây đau nhức xương khớp toàn cơ thể.

2. Các cách chữa cứng khớp ngón tay

1 - Bảo vệ và phòng tránh hỏng sụn khớp

Sử dụng thuốc bảo vệ sụn khớp và giảm nguy cơ hư hỏng xương dưới sụn là lựa chọn tối ưu hơn so với việc dùng thuốc giảm đau chỉ khi có triệu chứng. Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm thường chỉ có hiệu quả tạm thời và nếu lạm dụng, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như tổn thương gan, thận, hoặc thậm chí đột quỵ, tử vong. Bảo vệ sụn khớp không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn tăng cường sức khỏe cho sụn khớp và xương dưới sụn, ngăn ngừa các biến chứng lâu dài.

2 - Tập vật lý trị liệu

Thực hiện phục hồi chức năng ngón tay kết hợp với vật lý trị liệu có thể kích thích tuần hoàn máu, nuôi dưỡng các khớp ngón tay và tăng cường sự linh hoạt cho các khớp, từ đó cải thiện tình trạng tê cứng khớp ngón tay.

Ngoài ra, các liệu pháp vật lý trị liệu chuyên sâu như xoa bóp, duỗi ngón tay,... cũng giúp giảm viêm, giảm sưng, đồng thời cải thiện khả năng vận động của tay. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần kiên trì tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia và kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho xương khớp.

Những nguyên nhân bị cứng khớp khi ngủ và cách khắc phục
Các bài tập ngón tay có thể hỗ trợ cải thiện sự linh hoạt của các khớp.

3 - Chế độ ăn uống lành mạnh

Dinh dưỡng đóng vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, bao gồm cả tình trạng tê cứng khớp ngón tay. Một chế độ ăn ít mỡ, giàu protein, và tăng cường các loại vitamin, khoáng chất lành mạnh sẽ giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, giảm viêm và làm chậm quá trình thoái hóa.

Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 (như cá hồi, cá ngừ), canxi (sữa, phô mai, rau xanh), vitamin D (ánh nắng mặt trời, lòng đỏ trứng) và các chất chống oxy hóa (trái cây, rau củ). Đồng thời, hạn chế các loại thức ăn nhanh, dầu mỡ, đường tinh luyện vì chúng có thể làm tăng tình trạng viêm và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục.

4 - Hạn chế áp lực lên ngón tay

Việc sử dụng tay quá mức trong các hoạt động hằng ngày như cầm nắm, mang vác vật nặng, hoặc bẻ ngón tay thường xuyên có thể tạo áp lực lớn lên các khớp. Điều này làm tăng nguy cơ tổn thương sụn khớp, dẫn đến nhanh chóng thoái hóa và làm nặng thêm tình trạng tê cứng khớp.

Để bảo vệ khớp, người bệnh cần chú ý phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nên tránh lặp lại các động tác tạo áp lực lên khớp tay và thực hiện các động tác thư giãn, kéo giãn nhẹ nhàng để giảm căng thẳng cho bàn tay.

Những nguyên nhân bị cứng khớp khi ngủ và cách khắc phục
Hạn chế tạo áp lực liên tục và thường xuyên lên ngón tay.

Tình trạng cứng khớp khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu cho các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Khi có dấu hiệu đau và cứng khớp, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc duy trì một lối sống khoa học, tập luyện đều đặn, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và hạn chế áp lực lên các khớp là những yếu tố quan trọng để tăng cường sức khỏe xương khớp và phòng tránh hiệu quả các biến chứng nghiêm trọng.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề liên quan đến phục hồi chức năng cứng khớp, hãy tìm đến các trung tâm phục hồi chức năng uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời. Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA là một lựa chọn đáng tin cậy, nơi áp dụng các phương pháp tiêu chuẩn Nhật Bản cùng đội ngũ chuyên gia tận tâm. Truy cập https://myrehab-matsuoka.com/ để biết thêm thông tin chi tiết.

 

Thảo Nguyên