Đầu những năm 1930 ở Nhật Bản, Tiến sĩ Minoru Shirota - cha đẻ của Yakult - đã tiến hành nuôi cấy vi khuẩn Lactobacillus casei Shirota. Những chai Yakult đầu tiên được sản xuất vào năm 1935 và đựng trong lọ thủy tinh. Còn hiện nay, Yakult dùng chai nhựa loại 65 ml và 100 ml.
Theo Abs-cbnNEWS, từ dữ liệu của các công ty Yakult tại Malaysia và Úc, loại sữa uống lên men này chỉ được sản xuất trong các chai nhỏ để giảm nguy cơ ô nhiễm vi khuẩn sinh học (Lactobacillus paracasei Shirota) trong thức uống. Lí do là bởi mỗi chai Yakult chứa tới 6,5 tỷ vi khuẩn sống.
Ở tất cả các nước, Yakult chỉ có duy nhất một hương vị, ngoại trừ Singapore có đến 3 vị khác nhau: cam, nho và táo. Loại sữa uống lên men này được nhiều người yêu thích và sử dụng hằng ngày vì hương vị ngon, dễ uống và tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên, phía Công ty Yakult Honsha, nơi bán các sản phẩm Yakult, có trụ sở nằm ở Tokyo, Nhật Bản đã giải thích rằng thức đồ uống đựng trong những chai tí hon không nên được coi là một loại nước giải khát, mà chỉ là loại đồ uống bổ sung, không thể thay thế được sữa chua và sữa. Trong khi đó, nhiều người lại tưởng đó là nước giải khát nên thường nuốt chửng một lượng lớn Yakult khi khát.
Vì vậy, "nhỏ mà có võ", lượng vi khuẩn chứa trong kích thước một chai Yakult tí hon là quá đủ cho một cơ thể khỏe mạnh. Đó cũng là mong muốn thực sự của nhà sản xuất. Nếu sản xuất những chai lớn hơn, tần suất đóng và mở nắp liên tục để sử dụng sản phẩm của người dùng có thể khiến nguy cơ nhiễm vi khuẩn sẽ cao hơn. Hơn nữa, sự ra đời của các loại vi khuẩn sinh ra trong không khí khác nhau có thể dẫn tới việc giảm số lượng vi khuẩn sinh học sống.
Những chai Yakult lớn hơn sẽ kích thích người dùng tiêu thụ nhiều hơn. Hơn cả việc lo lắng người tiêu dùng phải tiêu nhiều tiền hơn cho sản phẩm này, nhà sản xuất Yakult cũng cho rằng tiêu thụ chai lớn có thể không đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng trong khi cơ thể mỗi người cũng chẳng cần nhiều Yakult đến như thế. Và với dung tích tí hon như thế này, các nhân viên sẽ vận chuyển hàng hoá dễ dàng hơn.