Một số lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh gout

15/07/2024 14:58

Để đảm bảo hạn chế được tối đa biến chứng do bệnh gout gây ra thì chế độ ăn cho người bị gout cần có đủ năng lượng, đồng thời có các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.

Gout là căn bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến vấn đề ăn uống, do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến hiện tượng lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric.

Theo đó, tình trạng lắng đọng ở khớp sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn. Về lâu dài bệnh có thể trở nên biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat như viêm thận kẽ, sỏi thận....

Lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh gout
Một số lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh gout. Ảnh minh họa/ https://suckhoeviet.org.vn/.

Bệnh gout thường gặp nhiều ở nam giới có tuổi 40 trở lên, bệnh thường tái phát nhiều lần không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đời sống.

Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gout:

Uống nhiều nước: Uống ít nhất 2 - 3 lít nước mỗi ngày hỗ trợ quá trình lọc axit uric ra khỏi cơ thể diễn ra thuận lợi Tăng cường tiêu thụ trứng và sữa: Trứng và các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, phô mai…) hầu như không chứa hoặc chứa rất ít purin (dưới 15mg purin/100g thực phẩm). Không những thế, các protein trong sữa bò như casein cũng làm giảm nồng độ axit uric huyết thanh bằng cách hỗ trợ cơ thể tăng đào thải axit uric. Hạn chế tiêu thụ đạm động vật: Người bệnh gout cần tránh đạm động vật vì chúng chứa nhiều purin - hợp chất khi bị phân giải sẽ tạo ra axit uric, gây ra viêm và đau ở các khớp.

Tất cả thịt đều chứa hơn 50 mg purin/100g thịt và có đến hơn 60% thịt chứa nhiều hơn 100 mg purin/100g thịt. Trong khi đó, giới hạn về hàm lượng purin an toàn cho người bệnh gút là dưới 400 mg/ngày. Vì thế, người bệnh gút cần hạn chế tiêu thụ thịt, không nên ăn quá 85g thịt/cữ và 177g thịt/ngày.

Tránh thực phẩm chứa đường fructose: Đường fructose chứa trong một số loại hoa quả tự nhiên và nước giải khát công nghiệp có thể thúc đẩy quá trình sản sinh axit uric quá mức ở gan, khiến bệnh gút bộc phát. Hạn chế hoặc tránh rượu: Rượu, đặc biệt là bia - thức uống lên men từ các loại ngũ cốc giàu purin, có thể làm tăng nồng độ axit uric máu và kích thích bệnh gout bộc phát. Tránh chất béo bão hòa: Cân nhắc hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa bởi nhóm chất béo này kích thích viêm, làm gia tăng mức độ đau khớp khi bệnh gout bộc phát. Giảm cân nếu cần thiết: Tăng cân có thể làm tăng nồng độ axit uric máu, khiến bệnh gút tiến triển nặng. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tăng axit uric máu tăng thêm 5.1% ở nhóm người thừa cân, 15.2% ở người béo phì độ I, 16.9% ở nhóm người béo phì II và 32.5% ở nhóm người béo phì III. Do đó, nếu bạn thừa cân, hãy lập kế hoạch giảm cân càng sớm càng tốt.

Lưu ý: Mỗi cá nhân đều có đặc điểm sinh lý riêng biệt, có thể phản ứng khác nhau với việc tiêu thụ thực phẩm. Đối với người bệnh gout, việc thường xuyên trao đổi với bác sĩ và kết hợp với việc theo dõi cảm giác/triệu chứng trên cơ thể mình sau khi ăn có thể giúp bạn dễ dàng xác định thực phẩm nào cần tránh.

Người bệnh gout không cần kiêng bất kỳ loại rau gì bởi việc tiêu thụ các loại rau có hàm lượng purin cao không hề làm tăng tần suất của các cơn đau khớp do bệnh gout bộc phát. Sở dĩ tiêu thụ rau củ quả giàu purin vẫn an toàn cho người bệnh gout là vì 2 nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Hàm lượng purin trong các loại rau thường thấp hơn từ 3 - 4 lần so với các loại thịt, cá, thủy sản… Thứ hai: Trên 60% tổng lượng purin chứa trong tất cả các loại rau đều tồn tại dưới dạng 2 dạng là adenine và guanine; trong đó, guanine dường như không làm tăng lượng axit uric trong máu sau khi tiêu thụ.

Song, trong trường hợp muốn bảo vệ sức khỏe tối ưu, bạn vẫn có thể hạn chế tiêu thụ 20 loại rau củ quả có hàm lượng purin cao (>50 mg purin/100g rau củ) dưới đây:

STT Loại rau Hàm lượng purin (mg) trong 100g thực phẩm Phần trăm so với khuyến nghị về hàm lượng purin an toàn dành cho người bệnh gút (
1 Mùi tây 288.9 mg 72.25%
2 Nấm hương khô 240 mg 60%
3 Đậu xanh khô 222 mg 55.5%
4 Đậu nành khô 190 mg 47.5%
5 Cải bó xôi (lá non) 171.8 mg 43%
6 Hạt anh túc 170 mg 42.5%
7 Hạt hướng dương 143 mg 35.75%
8 Rau mầm bông cải xanh 129.6 mg 32.5%
9 Đậu lăng khô 127 mg 31.75%
10 Nho khô 107 mg 26.75%
11 Hạt lanh 105mg 26.25%
12 Lúa mạch nguyên cám 96 mg 24%
13 Giá đỗ 80 mg 20%
14 Atiso 78 mg 19.5%
15 Rau mầm củ cải trắng 73.2 mg 18.3%
16 Quả mơ 73 mg 18.25%
17 Măng tươi (phần thân trên) 66.3 mg 16.5%
18 Chuối 57 mg 14.25%
19 Măng tây (phần thân trên) 55.3 mg 13.8%
20 Cà tím 50.7 mg 12%

L.Anh (t/h)
Bạn đang đọc bài viết "Một số lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh gout" tại chuyên mục SỨC KHỎE.