Cảm lạnh và cúm: Đây là các bệnh thường gặp nhất trong mùa nồm. Triệu chứng bao gồm sổ mũi, đau đầu, viêm họng, đau cơ thể và sốt. Bệnh này thường do virus gây nên và có thể chữa trị bằng việc uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ và sử dụng thuốc giảm đau, giảm sốt.
Viêm họng: Bệnh này cũng thường gặp trong mùa nồm. Triệu chứng bao gồm đau họng, khó nuốt, khó thở và có thể có sốt. Viêm họng thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra và có thể được điều trị bằng kháng sinh và thuốc giảm đau.
Tiêu chảy: Bệnh này thường xảy ra do nhiễm khuẩn đường ruột từ thực phẩm hoặc nước uống không sạch. Triệu chứng bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Để ngăn ngừa bệnh này, bạn nên ăn thực phẩm được nấu chín, uống nước sôi và giữ vệ sinh tốt.
Phong hàn: Bệnh này thường xảy ra vào mùa đông, nhưng cũng có thể xảy ra trong mùa nồm. Triệu chứng bao gồm đau khớp, đau cơ, sốt và mệt mỏi. Phong hàn là do virus gây ra và có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau, giảm sốt.
Bệnh đường hô hấp cấp: Bệnh này cũng thường xảy ra trong mùa nồm. Triệu chứng bao gồm ho, khó thở, đau họng, sổ mũi và sốt. Bệnh này thường do virus gây ra và có thể được chữa trị bằng việc uống nhiều nước, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau, giảm sốt.
Lưu ý rằng đây chỉ là một số bệnh thường gặp trong mùa nồm ở miền Bắc và nếu bạn có triệu chứng bất thường, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Một số bài thuốc y dược cổ truyền chữa các bệnh liên quan đến Phong hàn
Triệu chứng: sốt ít, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, có hoặc không có mồ hôi, ngạt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Nếu kèm thêm thấp thì người và các khớp xương đau nhức.
Phép chữa là phát tán phong hàn (dùng các thuốc tân ôn giải biểu), nếu kèm theo thấp thì thêm thuốc trừ phong thấp. Tùy theo triệu chứng bệnh mà lựa chọn các bài thuốc sau:
Bài 1: khương hoạt 6g, phòng phong 6g, thương truật 6g, tế tân 4g, xuyên khung 8g, bạch chỉ 8g, sinh địa 8g, hoàng cầm 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày 1 thang. Chữa cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).
Bài 2: lá tía tô 80g, cà gai leo 80g, hương phụ 80g, trần bì 40g. Tán bột. Mỗi ngày uống 20g, hãm với nước sôi.
Bài 3: quế chi 12g, thược dược 12g, cam thảo 6g, sinh khương 12g, đại táo (xé nát) 12 quả. Sắc uống, ngày 1 thang. Dùng cho người sợ gió, sợ lạnh, người hâm hấp sốt, mồ hôi tự ra, thở mạnh, nôn khan.
Bài 4: hương phụ 80g, tử tô 80g, trần bì 40, cam thảo 20g. Tán bột. Ngày uống 12g, uống với nước ấm hoặc nước hãm với 3-5 lát gừng tươi. Trị cảm mạo, đau đầu, sốt, ngực bụng đầy trướng, ợ hơi, không muốn ăn.
Bài 5: sài hồ 40g, tiền hồ 40g, chỉ sác 40g, xuyên khung 40g, khương hoạt 40g, độc hoạt 40g, phục linh 40g, cát cánh 40g, cam thảo 20g, kinh giới 40g, phòng phong 40g. Tán thành bột. Ngày uống 12-20g hoặc sắc uống. Chữa cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).
Bài 6: ma hoàng 6g, hạnh nhân 8g, quế chi 4g, cam thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang. Dùng cho người nhức đầu, phát sốt, sợ gió, người và xương khớp đau mỏi, không có mồ hôi, thở khó (suyễn thở).
Bài 7: đun nồi nước xông với các dược liệu sau: lá chanh, lá bưởi, tía tô, kinh giới, bạc hà, sả, tràm, đại bi (chứa tinh dầu để sát khuẩn đường hô hấp); hành, tỏi, cúc tần... (có tác dụng kháng sinh); lá tre, lá duối (có tác dụng hạ sốt).
Rửa sạch dược liệu, cho vào nồi to, đun sôi một lát, gạn lấy 1 bát nước để riêng. Trùm chăn kín cả người và nồi thuốc, mở từ từ nắp nồi để hơi thuốc bay ra với độ nóng vừa phải, xông 30 phút đến 1 giờ, đến khi mồ hôi ra khắp người là được, lau sạch mồ hôi và mặc quần áo ấm, uống bát nước thuốc trên. Có thể uống kèm viên thuốc hạ sốt Tây y.
Chú ý: Xông trong phòng kín tránh gió lùa. Không dùng bài này cho người bị cảm mạo có mồ hôi.