Tọa đàm “Hệ thống LTTP bền vững và chế độ ăn lành mạnh bền vững trong bối cảnh Việt Nam”

28/04/2023 09:18

Ngày 28/4/2023, tại Không gian văn hóa ẩm thực Nhà hàng Quả trám (21 Phùng Hưng, Hà Nội), Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam - PHANO phối hợp với một số cơ quan trong và ngoài nước tổ chức Tọa đàm “Hệ thống LTTP bền vững và chế độ ăn lành mạnh bền vững trong bối cảnh Việt Nam” nhằm truyền thông định hướng và giáo dục thay đổi nhận thức cộng đồng về hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và chế độ ăn lành mạnh bền vững.

Sự kiện nhằm góp phần hỗ trợ giai đoạn thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030 và chào mừng thành công Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Chương trình hệ thống lương thực thực phẩm bền vững Mạng lưới Một hành tinh diễn ra tại Việt Nam từ ngày 24-27/4/2023, Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam phối hợp cùng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN), Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP-IPSARD) và Liên minh Bioversity và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế CIAT tổ chức Toạ đàm truyền thông định hướng và thay đổi nhận thức cộng đồng về Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và Chế độ ăn lành mạnh bền vững từ 11:00-14:30 ngày 28/4/2023 tại Nhà hàng Quả Trám - 21 Phùng Hưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

in123-1682636007-1682648203.jpg

Trong buổi Toạ đàm, các chuyên gia trong và ngoài nước sẽ trao đổi một số chủ đề sau:

1. Các nội dung cơ bản của hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững và thông lệ quốc tế;

2. Nội dung cơ bản của Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững tại Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 28/3/2023;

3. Sản phẩm OCOP và chuỗi liên kết sản xuất lương thực thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp;

4. Vấn đề đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm trong hệ thống lương thực thực phẩm hiện nay tại Việt Nam;

5. Xây dựng thương hiệu nông sản, truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng để đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm và bền vững trong chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm;

6. Giải pháp thúc đẩy mô hình lương thực thực phẩm an toàn từ trang trại tới bàn ăn;

7. Các nội dung khác có liên quan.

Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia:

- Bà Deborah Nabuuma,  Chuyên gia Dinh dưỡng, Liên Minh Bioversity và CIAT;

- Ông Brice Even, Chuyên gia Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, Liên Minh Bioversity và CIAT;

- Ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Phó Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam;

- Bà Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN);

- Bà Trương Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP) - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD);

- Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Nông thôn mới Hà Nội;

- Ông Phạm Việt Long, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển;

- Ông Nguyễn Tử Siêm, Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam;

- Bà Nguyễn Thị Thủy, Giám đốc Hệ thống Nhà hàng Quả Trám;

- Chuyên gia ẩm thực Phùng Văn Đức, Cố vấn Hệ thống Nhà hàng Quả Trám; 

- NSƯT Nguyễn Thị Hương Giang; NSƯT Hoàng Xuân Bình; Nhà báo Vũ Xuân Cường, Nhà báo Thu Hòa, Nhà báo Vân Thanh; Nhà báo Vương Xuân Nguyên; Nhà báo Hoài Anh và các NSNA thuộc Ban Nghiệp vụ ảnh Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam;

Cùng đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, nhà báo, người hoạt động trong lĩnh vực LTTP tham gia Tọa đàm theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Chương trình được VTV1, VTC, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội cùng các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội ghi hình phát sóng và được truyền thông trực tiếp trên các nền tảng MXH.

Câu hỏi thảo luận:

1. Hệ thống LTTP bền vững là gì và Việt Nam cần quan tâm/thúc đẩy gì để hướng tới hệ thống LTTP bền vững?

2. Giải pháp nào cần thiết đối với Việt Nam để thay đổi thói quen tiêu dùng hướng đến chế độ ăn lành mạnh bền vững?

3. Các giải pháp của Hà nội để thúc đẩy chuyển đổi Hệ thống LTTP?

4. Các giải pháp chính sách cần hoàn thiện thúc đẩy sản xuất có trách nhiệm: nông nghiệp sinh thái và phát thải thấp?

5. Ngành dinh dưỡng và y tế cần có các giải pháp gì để hướng tới khẩu phần ăn lành mạnh nhằm đảm bảo an ninh dinh dưỡng?

6. Ý nghĩa của và sự cần thiết phải chuyển đổi Hệ thống LTTP minh bạch, có trách nhiệm và bền vững?

7. Một số câu hỏi khác của truyền thông.