Căn cứ văn bản số 529 ngày 16/3/2022 của Sở VH&TT TP.HCM về việc đồng thuận để Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) tổ chức cuộc thi ảnh “Người Việt tin dùng hàng Việt” nhằm hưởng ứng Chỉ thị số 03 ngày 19/5/2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.
Cuộc thi ảnh “Người Việt tin dùng hàng Việt” nhằm góp phần ghi nhận những hình tượng đẹp liên quan đến mọi lĩnh vực “Sản xuất – phân phối – tiêu dùng” hàng Việt Nam trong đời sống sinh hoạt đã thu hút được đông đảo doanh nghiệp hàng Việt và các nhà nhiếp ảnh thuộc 63 tỉnh-thành đồng hành gửi tác phẩm tham dự
Tuy nhiên do ảnh hưởng bệnh dịch Covid-19, một số doanh nghiệp hàng Việt cần sắp xếp lại hoạt động sản xuất, đồng thời cũng ảnh hưởng việc tác nghiệp của các nhà nhiếp ảnh mong có được những khoảnh khắc thật hoàn chỉnh. Theo đề xuất chung của các đơn vị, Ban Tổ chức cuộc thi ảnh “Người Việt tin dùng hàng Việt” thống nhất gia hạn thời gian tiếp nhận tác phẩm đến, cụ thể:
Hạn chót nhận ảnh: Trước 23g59, ngày 30/11/2022. Thời gian chấm giải, công bố và trao giải thưởng sẽ đựợc thông báo sau. BTC cuộc thi “Người Việt tin dùng hàng Việt” mong tiếp tục nhận được sự hưởng ứng của các doanh nghệp và nhà nhiếp ảnh trong cả nước. |
Chia sẻ với chúng tôi, NSNA Lê Xuân Thăng – Cố vấn Viện IMRIC, Chủ tịch Hội đồng thẩm định cuộc thi cho rằng cuộc thi lần này là lần thứ I và sẽ trở thành cuộc thi thường niên. Theo điều lệ, cuộc thi sẽ kết thúc thời gian nhận tác phẩm đến hết ngày 20/8/2022. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các tác giả trên mọi miền Tổ quốc tham gia cuộc thi, Ban Tổ chức quyết định gia hạn thời gian nhận tác phẩm đến 23g59 ngày 30/11/2022 cũng là thời điểm Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) kỷ niệm ngày thành lập viện. Từ đó, đề ra nhiều giải pháp, cách làm hay, sáng tạo để đưa hàng hóa tiếp cận gần hơn với người dân; thái độ, sự quan tâm của người tiêu dùng Việt đối với các sản phẩm nội địa cũng được nâng cao; các doanh nghiệp, nhà sản xuất cũng chủ động tận dụng thời điểm khó khăn của thị trường để chuyển đổi mô hình hoạt động, phương thức sản xuất để thích ứng với bối cảnh phòng, chống dịch Covid – 19 và bắt kịp cuộc Cách mạng 4.0; nhiều sản phẩm mang thương hiệu Việt đã thể hiện được uy tín và chiếm lĩnh thị phần nội địa và xuất khẩu đi nước ngoài.
Có thể khẳng định, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi linh hoạt phương thức sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tạo sức cạnh tranh của doanh nghiệp… Cùng với đó, các tỉnh, thành phố đã có nhiều hình thức, cách làm sáng tạo, chương trình tuyên truyền phong phú, nội dung đổi mới, chú trọng xây dựng và thực hiện nhiều mô hình hay như: “Câu lạc bộ hàng Việt”, “Tổ phụ nữ ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Bình Thuận); “Nông sản Hải Phòng hướng tới người tiêu dùng Việt”; tổ chức cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về Cuộc vận động (Bình Dương); ngày hội “Thanh niên đồng hành cùng hàng Việt”, mô hình “Tự hào hàng Việt, sử dụng hàng Việt” (Hậu Giang, Hòa Bình); mô hình “ Doanh nhân đồng hành cùng hàng Việt”, “Người Thanh Hóa ưu tiên dùng hàng Thanh Hóa”; “Người Tuyên Quang ưu tiên dùng nông sản Tuyên Quang; ”mô hình “Mỗi tuần giới thiệu một sản phẩm Việt Nam chất lượng cao” (Bến Tre); mô hình “Nhận diện hàng giả, hàng thật” (Hà Nội).
Đồng thời, dịch bệnh Covid-19 dự báo có thể còn diễn biến phức tạp trong năm 2022 và những năm tiếp theo, do đó sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống nhân dân. Đặc biệt, các doanh nghiệp, chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại bị gián đoạn, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Việc thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, những cam kết của EU về lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Việt đem đến xung lực mới cho nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, quy mô của các doanh nghiệp vẫn còn nhỏ, tiềm lực không đủ mạnh, sức cạnh tranh không cao. Những cơ hội, thách thức và khó khăn sẽ và đang tác động không nhỏ đến việc thu hút, động viên Nhân dân chung sức, chung lòng, phát huy sáng kiến, sát cánh cùng Đảng, Nhà nước xây dựng kinh tế đất nước ổn định, phát triển vững mạnh…
Nhấn mạnh về điều này, Viện trưởng Viện IMRIC Hồ Minh Sơn cho biết :“Để tiếp tục triển khai hiệu quả Cuộc vận động, trước tiên cần tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Cuộc vận động; nhất là là Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Nghị quyết số 06/NQ-MTTW-ĐCT ngày 03/7/2020 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước.
Qua đó, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn cho hay vào ngày 6/9/2022 tới đây – tại Hà Nội Viện sẽ tổ chức buổi gặp gỡ các cơ quan truyền thông để thông tin về việc tiếp tục gia hạn và thông bao về số lượng các tác phẩm ảnh, bộ ảnh đã gửi tham dự cuộc thi ảnh “Người Việt tin dùng hàng Việt” là cuộc thi truyền thống do Viện IMRIC tổ chức nhằm ghi lại sự kiện, hình ảnh, những khoảnh khắc đẹp nhất về các sản phẩm ở các làng nghề, các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất…do các nhà báo, các cộng tác viên, các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên và những người yêu thích hình ảnh, không giới hạn quốc tịch, không phân biệt chuyên nghiệp hay nghiệp dư quan tâm tham dự. Đặc biệt, tại cuộc gặp gỡ báo chí chúng tôi chính thức khởi động cuộc thi tìm kiếm tài năng ngành làm đẹp “Tôn vinh bàn tay vàng 2022” lần I; Lễ ký kết hợp tác, kết nạp doanh nghiệp thành viên viện, xúc tiến đầu tư du lịch; Ra mắt CLB DN Hội nhập chuyển đổi số…Thường trực Viện IMRIC đã quyết định giao Chi nhánh miền Bắc thực hiện trong cùng thời gian này.
Song song đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cuộc thi ảnh cũng góp phần vào việc kêu gọi người dân phát huy lòng yêu nước, ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước và hỗ trợ các doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Chỉ khi những doanh nghiệp tự đứng vững được trên đôi chân của mình mới sản xuất được những sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý đủ sức cạnh tranh chinh phục được người tiêu dùng trong nước.
Cũng theo Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn đề xuất, Chính phủ tiếp tục ưu tiên tạo hành lang cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi các doanh nghiệp đang phải hứng chịu những tác động từ đại dịch Covid-19, Nhà nước đã quan tâm và quan tâm hơn nữa hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong xây dựng, quảng bá thương hiệu…
Tin rằng, cuộc thi ảnh đẹp truyền thống của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) sẽ góp phần nhỏ vào việc thực hiện sâu sắc của Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ trong việc nghiên cứu thị trường và tuyên truyền làm lan toả các sản phẩm Việt do ngưởi Việt, doanh nghiệp Việt sản xuất đến bạn bè thế giới.
Văn Hải - Trần Danh
Link nội dung: https://tieudungtiepthi.vn/cuoc-thi-anh-dep-2022-nguoi-viet-tin-dung-hang-viet-a68535.html