Virus cúm A được biết đến như một nguyên nhân gây nên đại dịch toàn cầu, có thể lây lan nhanh giữa người và người.
Cúm là một bệnh nhiễm vi-rút rất dễ lây lan, ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi. Căn bệnh này có thể gây ra sốt cao, đau nhức cơ thể, ho và các triệu chứng khác. Đây là một trong những bệnh do vi rút nghiêm trọng và phổ biến nhất trong mùa đông.
Triệu chứng cúm A ở trẻ em biểu hiện như thế nào?
Cũng như lây nhiễm sang người, vi-rút cúm A có thể lây nhiễm sang động vật, bao gồm cả gia cầm (gây bệnh cúm gia cầm ) và lợn (gây bệnh cúm lợn).
Trong một số trường hợp, những loại cúm này có thể truyền sang người. Cúm A thường diễn biến phức tạp, lây lan vô cùng nhanh, dẫn tới nhiều biến chứng ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ và người lớn là tương tự nhau, bao gồm:
- Sốt cao kèm theo ớn lạnh.
- Đau đầu và đau chân tay.
- Tiếp theo là khó chịu ở cổ họng và tiêu chảy, trẻ có thể buồn nôn, nôn hoặc khó thở.
- Đau tai, mắt đỏ cũng thường gặp
-Trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi có thể sốt cao không lý giải được và không có dấu hiệu nào khác.
Lưu ý: Khi sốt tăng cao kèm với đau nhức cơ bắp chính là một đặc điểm đặc trưng của bệnh cúm khác với cảm lạnh thông thường.
Đối với đối tượng trẻ sơ sinh (6 tháng tuổi trở xuống) rất khó có thể phân biệt với cảm lạnh thông thường. Vào giai đoạn này của trẻ, cần phải chú ý đến những bệnh thông thường của các thành viên trong gia đình. Nếu trong gia đình có người cao tuổi, cha mẹ, anh chị em...có những triệu chứng tương tự, nếu sốt liên tục trong 3 ngày không giảm, ho, khan, khóc...có thể đó là do cảm cúm.
Cúm A ở trẻ em lây lan như thế nào?
Vi rút cúm A được tìm thấy trong mũi và cổ họng. Hầu hết các chuyên gia tin rằng vi rút cúm lây lan theo chủ yếu bởi giọt nhỏ li ti tạo ra khi người bị cúm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt này có thể rơi vào mũi, miệng của trẻ ở gần đó.
Qua xét nghiệm có thể thấy virus cúm A được tìm thấy trong mũi và cổ họng, lây lan chủ yếu bởi giọt nhỏ li ti tạo ra khi người bị cúm hắt hơi, ho hoặc giao tiếp, nói chuyện. Những giọt này có thể rơi vào mũi, miệng của trẻ nếu ở gần đó.
Ngoài ra, trẻ có thể bị cúm khi chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có vi rút cúm chẳng hạn như đồ chơi, tay nắm cửa, khăn giấy đã qua sử dụng và sau đó đưa lên miệng, mũi hoặc có thể là mắt.
Những người bị cúm A có thể lây cho người khác trước khi xuất hiện triệu chứng 1 ngày cho đến 5-7 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Điều này cũng có nghĩa là trẻ có thể lây vi-rút cho người khác trước khi có các biểu hiện cũng như trong lúc bị bệnh.
Phòng ngừa bệnh cúm A ở trẻ em như thế nào?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm A nói riêng và bệnh cúm ở trẻ em là tiêm chủng hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm có thể chống lại khoảng 3-4 loại vi rút cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó. Các cách khác để ngăn ngừa lây lan căn bệnh này ở trẻ bao gồm:
- Rửa tay thường xuyên cho trẻ.
- Tránh các đám đông lớn, đặc biệt là trong thời gian bùng phát dịch cúm.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
- Cho trẻ ở nhà nếu bé bị sốt và ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt.
Linh San
Link nội dung: https://tieudungtiepthi.vn/trieu-chutrieu-chung-cum-a-o-tre-em-bieu-hien-nhu-the-naong-cum-a-o-tre-em-bieu-hien-nhu-the-nao-a67996.html