Tình hình COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Sự xuất hiện của biến thể Delta dễ lây lan khiến công tác phòng chống dịch gặp nhiều khó khăn hơn.
Ngày 14/8, Bộ Y tế cho biết sẽ triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng với mô hình 3 tại chỗ: xét nghiệm tại chỗ, điều trị tại chỗ và an sinh tại chỗ.
Bên cạnh những lưu ý cho F0 điều trị tại nhà, người chăm sóc F0 tại nhà cần làm để bảo vệ bản thân?
Nếu quý vị đang chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà hoặc ở nơi không phải là cơ sở y tế, hãy làm theo lời khuyên sau đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) để bảo vệ bản thân và những người khác.
COVID-19 lây lan từ người sang người có tiếp xúc gần với nhau (trong khoảng 2 mét) thông qua các giọt bắn từ đường hô hấp, được tạo ra khi mọi người nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Giữ khoảng cách với người khác giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Người chăm sóc, khi có thể, không nên là người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng vì COVID-19.
- Người bị bệnh nên được cách ly
Người bị bệnh nên ở tách riêng với những người khác trong nhà.
Nếu có thể, hãy để người bệnh sử dụng phòng ngủ và vệ sinh riêng. Nếu có thể, hãy để người bệnh ở trong "phòng bệnh" hoặc khu vực của chính họ hoặc cách xa người khác. Hãy duy trì khoảng cách ít nhất 2 mét với người bệnh.
Phòng dùng chung: Nếu quý vị phải ở chung phòng, hãy bảo đảm rằng phòng có thông gió tốt.
Mở cửa sổ để tăng cường lưu thông không khí. Cải thiện thông gió sẽ giúp loại bỏ các giọt bắn từ đường hô hấp khỏi không khí.
Không để người khác đến thăm. Không để người không cần thiết đến thăm, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng.
- Người chăm sóc nên cách ly
Người chăm sóc và bất kỳ người nào có tiếp xúc gần với người mắc bệnh COVID-19 nên ở nhà, ngoại trừ trong một số trường hợp hạn chế.
Người bị bệnh COVID-19 nên ở tách riêng với những người khác trong nhà. (Ảnh minh họa)
- Cách ly: Người bệnh nên ăn (hoặc được cho ăn) trong phòng của họ, nếu có thể.
- Rửa chén đĩa và dụng cụ ăn bằng găng tay và nước nóng: Đeo găng tay khi cầm chén đĩa, cốc/ly hoặc dụng cụ ăn do người bệnh sử dụng. Rửa những vật này bằng xà phòng và nước nóng hoặc trong máy rửa chén.
- Làm sạch tay sau khi tháo găng tay hoặc xử lý các vật dụng đã sử dụng.
Không dùng chung: Không dùng chung chén đĩa, cốc/ly, bộ đồ ăn, khăn tắm, khăn trải giường hoặc đồ điện tử (như điện thoại di động) với người bị bệnh.
Rửa tay: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nói với mọi người trong nhà làm việc tương tự, đặc biệt là sau khi ở gần người bệnh.
Tránh chạm tay vào: Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch.
Người chăm sóc nên ở nhà và theo dõi sức khỏe của họ để phát hiện các triệu chứng COVID-19 trong khi chăm sóc người bệnh.
Các triệu chứng bao gồm sốt, ho và hụt hơi nhưng các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện. Khó thở là một dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng hơn mà quý vị cần chăm sóc y tế.
Người chăm sóc nên tiếp tục ở nhà sau khi hoàn thành việc chăm sóc. Người chăm sóc có thể rời khỏi nhà 14 ngày sau lần tiếp xúc gần nhất với người bệnh (dựa trên thời gian phát bệnh), hoặc 14 ngày sau khi người bệnh đáp ứng các tiêu chí ngừng cách ly tại nhà.
Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác là ở nhà trong 14 ngày nếu quý vị cho rằng mình đã tiếp xúc với người mắc COVID-19. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này.
Trà My
Link nội dung: https://tieudungtiepthi.vn/nguoi-cham-soc-f0-tai-nha-can-lam-gi-de-bao-ve-ban-than-5-loi-khuyen-tu-cdc-a67043.html