Giá vàng hôm nay 25/3: Tăng trở lại quanh mức 69 triệu

25/03/2022 10:47

Bảng giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay 25/3 tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay 25/3 bao nhiêu một lượng?

Giá vàng thế giới hôm nay 25/3

Giá vàng thế giới rạng sáng 25/3 (giờ Việt Nam) niêm yết tại Kitco là 1.958,9 USD/ ounce, tương đương khoảng 54,3 triệu đồng/ lượng.

Giá vàng hôm nay 25/3: Tăng trở lại quanh mức 69 triệu - Ảnh 1

Giá vàng thế giới tăng hai con số nhờ nhu cầu an toàn từ sự leo thang của cuộc khủng hoảng Ukraine, trong khi USD tăng cao và lợi suất trái phiếu cao gây áp lực lên vàng.

Giá dầu và nhiều loại hàng hóa tăng vọt cũng là nguyên nhân khiến dòng tiền tìm kiếm sự an toàn ở vàng.

Giá vàng kỳ hạn tháng 4 tăng 26,7 USD lên mức 1.964 USD. Vàng giao ngay giao dịch lần cuối ở mức 1.958,9 USD/ ounce, tăng 12,6 USD/ ounce so với ngày trước đó.  

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài 1 tháng và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Nhu cầu trú ẩn an toàn của các nhà đầu từ vào thị trường kim loại quý cũng vì thế vẫn ở mức cao. Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với các nhà lãnh đạo NATO và EU tại trụ sở NATO ở Brussels để thảo luận về cuộc xung đột tại Ukraine.

Giá vàng trong nước hôm nay 25/3

Rạng sáng 25/3, giá vàng thương hiệu SJC và PNJ đã tăng đều 100.000 đồng ở cả hai chiều. Như vậy, giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang là 68,2 triệu đồng/ lượng mua vào và 68,92 triệu đồng/ lượng bán ra.

Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng. Vàng PNJ đang mua vào mức 55,1 triệu đồng/ lượng và bán ra mức 56,2 triệu đồng/ lượng. 

Giá vàng SJC vẫn duy trì giao dịch quanh ngưỡng hơn 68 triệu đồng/lượng, dù trong phiên liền trước (ngày 24/3) diễn biến giá tăng vào đầu phiên nhưng sau đó lại quay đầu giảm ở cuối phiên, khiến giá giao dịch đã giảm trở lại từ 50.000 đồng/lượng đến 200.000 đồng/lượng tại các hệ thống kinh doanh trên toàn quốc.

Giá vàng hôm nay 25/3: Tăng trở lại quanh mức 69 triệu - Ảnh 2

Trước giờ mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước đồng loạt tăng giá.

giá vàng SJC tại Công ty SJC cho thị trường TP.HCM là 68,20-68,90 triệu đồng/lượng, tiếp tục tăng 100 nghìn đồng hai chiều so với cùng thời điểm phiên trước.

Đây cũng là phiên tăng khá thứ ba liên tiếp của vàng SJC.

Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng tăng 400 nghìn đồng chiều mua vào và 250 nghìn đồng chiều bán ra lên 68,10-68,85 triệu đồng/lượng.

Phiên hôm qua giá vàng Doji đã vượt mốc 69 triệu đồng nhưng thành quả này không duy trì được đến hết phiên, mốc 69 triệu cũng bị tuột mất.

Cùng chiều, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tăng 150 nghìn đồng mua vào và 210 nghìn đồng chiều bán ra lên 55,47-56,23 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý chỉ tăng nhẹ 50 nghìn đồng hai chiều lên 55,20-56,20 triệu đồng/lượng mua vào bán ra…

Bảng giá vàng trong nước hôm nay

gia-vang-1-1648179926.PNG
gia-vang-2-1648179931.PNG

Nhận định xu hướng giá vàng

Giá vàng thế giới đã phá vỡ ngưỡng 1.950 USD/ounce chạm mốc 1.960 USD. Giá kim loại quý đã tăng hai con số nhờ nhu cầu an toàn từ sự leo thang của cuộc khủng hoảng Ukraine, trong khi đồng USD tăng cao và lợi suất trái phiếu cao gây áp lực lên vàng. Bất kỳ sự suy yếu nào sắp tới của USD đều sẽ hỗ trợ cho kim loại quý. Giới phân tích cho rằng, nếu xu hướng tăng giá được duy trì và giá vàng vượt qua ngưỡng 1.960 USD thì mức tăng tiếp theo sẽ cao hơn khoảng 15 USD.

Thị trường vàng đã được hưởng lợi từ nhu cầu trú ẩn an toàn đáng kể khi xung đột Nga-Ukraine bước vào tuần thứ năm. Ngay cả khi cuộc chiến ở Đông Âu được giải quyết, chuyên gia Schieven cho biết, bà không hy vọng nhu cầu trú ẩn an toàn sẽ cạn kiệt hoàn toàn, bởi xung đột đã trở thành một điểm mấu chốt quan trọng đang thay đổi cục diện địa chính trị và thị trường tài chính toàn cầu.

Theo nghiên cứu của UOB, mọi người đang có xu hướng phân bổ danh mục đầu tư nhiều hơn vào vàng. Do đó, ngân hàng này dự báo, vàng sẽ giao dịch ở mức 2.100 USD/ounce trong quý II, cán mốc 2.150 USD/ounce trong quý III và đạt ngưỡng 2.200 USD/ounce trong quý IV.

Về xu hướng của giá vàng, UOB cho biết, các yếu tố tác động đến giá vàng tiếp tục là lo ngại lạm phát, tăng trưởng kinh tế chậm hơn và nhu cầu trú ẩn an toàn gia tăng. Theo UOB, những yếu tố này có thể khiến giá vàng đạt mức 2.200 USD/ ounce vào cuối năm.

Theo Chantelle Schieven, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Murenbeeld & Co., các nhà đầu tư vàng không nên hy vọng kim loại quý này sẽ từ bỏ mức 2.000 USD/ ounce kể cả khi xung đột lắng dịu. 

Theo bà, vàng đã tìm thấy phạm vi mới và kim loại quý này đang xây dựng một cơ sở vững chắc trong khoảng từ 1.900 USD/ ounce đến 2.000 USD/ ounce.

Có thể thấy, thị trường vàng đã được hỗ trợ bởi nhu cầu trú ẩn an toàn tăng đáng kể kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tuy nhiên, bà Chantelle Schieven cho rằng, ngay cả khi cuộc chiến ở Đông Âu lắng dịu thì nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng sẽ không cạn kiệt hoàn toàn. Nhà phân tích này nói thêm rằng xung đột đang làm thay đổi cục diện địa chính trị và thị trường tài chính toàn cầu.

Mối lo ngại chung trên thị trường sẽ không sớm biến mất và điều đó sẽ tiếp tục hỗ trợ vàng. "Vàng đã thiết lập hỗ trợ vững chắc quanh 1.900 USD và một xu hướng tăng giá vẫn xuất hiện ngay cả khi căng thẳng địa chính trị bắt đầu hạ nhiệt" bà Chantelle Schieven nói.

T.Anh